PTKT 01/03/2023: Giá trái phiếu đang ở vùng quan trọng, một chút về lịch sử

PTKT 01/03/2023: Giá trái phiếu đang ở vùng quan trọng, một chút về lịch sử

Mã chart Tradingview: ZT1! (2-year T-note futures trên sàn CBOT)

Do giá trái phiếu (hay còn gọi là inverted yield) tỷ lệ nghịch với lãi suất nên giá trái phiếu tỷ lệ thuận với các tài sản rủi ro (chứng, coin)

Khung tháng (1M)

Cấu trúc chính: tăng, nến tháng 2 rồi đóng cửa ở mức 101'21'1, vẫn trên key level của cấu trúc tăng này là 101'12'5 được thiết lập từ tháng 6/2006

Giá vẫn đang test vùng hỗ trợ OB khung tháng

Tuy nhiên, cấu trúc phụ vẫn là giảm. Nến tháng 2 đóng cửa thấp đã tạo được đáy mới của cấu trúc này. Key Level hiện tại là 102'27'1.

Đáng chú ý là sáng sớm nay nến tháng 3 mở cửa vào bên trong thân nến của nến tháng 2.

Cần theo dõi tiếp diễn biến tháng 3 xem sao. Khả năng sẽ là một tháng quan trọng với cuộc họp FOMC của Fed tổ chức vào 21, 22/3 (1h sáng ngày 23/3 giờ Việt Nam sẽ có kết quả cuộc họp).

Khung tuần (1W)

Cấu trúc chính và phụ đều đang là giảm

Khung ngày (1D)

Cấu trúc chính: giảm

Tuy nhiên, với việc gap up vào sáng nay đúng ngày đầu tháng thì giá đã có BoS (Break of Structure) và nếu đóng cửa ngày hôm nay trên key level 101'26'0 thì cấu trúc chính trên khung ngày sẽ chuyển thành tăng.

Giá trái phiếu quan trọng vì trái phiếu là nguồn tài chính huy động vốn của chính phủ Mỹ. Giá trái phiếu giảm sâu thì lãi suất mà chính phủ Mỹ phải trả sẽ tăng cao. Hiện tại tỷ lệ nợ công trên GDP của Mỹ đang rất cao và trend tăng vẫn chưa có dấu hiệu gì kết thúc.

tradingeconomics.com

Mặc dù vậy, nếu đỡ giá trái phiếu (kìm lãi suất đang tăng lại) thì rủi ro lạm phát sẽ gia tăng. Việc nợ công của Mỹ phình lên quá lớn thế này mà không có cách nào để đẩy GDP lên (để chính phủ Mỹ có thể thu nhiều thuế hơn để trả nợ, không phụ thuộc quá nhiều vào việc phát hành trái phiếu lấy nợ mới đắp nợ cũ nữa) là rủi ro lớn.

Nhiều thứ có tính chu kỳ. Nợ công của Mỹ cũng vậy. Chu kỳ nợ công lần trước của Mỹ kết thúc với chiến tranh thế giới thứ II. Trùng hợp thay, chiến tranh là một sự kiện giúp thúc đẩy sản xuất rất mạnh hậu chiến giúp GDP tăng trưởng, ngoài ra còn giúp nước chiến thắng trở thành chủ nợ và chấm dứt chu kỳ nợ của chính phủ nước này.

History of the United States public debt - Wikipedia

Ace có thể tham khảo bài viết của tác giả Lyn Alden về Chu kỳ nợ.

Tất nhiên, ngoài chiến tranh thì có những sự kiện khác giúp chính phủ nước lớn có thể trả được nợ của mình:

  • Tăng thu thông qua thúc đẩy GDP tăng trưởng mạnh. Cải tiến liên tục về sản phẩm và công nghệ để đẩy GDP lên. Nhưng muốn tăng sản xuất thì phải tăng được tiêu thụ lên song song, làm sao để kích thích tâm lý người ta tiêu thụ nhiều hơn, mua sắm nhiều hơn (Internet, mạng xã hội, thanh toán trực tuyến,...)

  • Giảm chi, đặc biệt là những khoản chi không mang lại lợi ích kinh tế. Hiện tại 4 nhóm chi tiêu lớn của Mỹ là quân sự, giáo dục, bảo hiểm sức khoẻ cho người dân và chính sách cho cựu chiến binh.

  • Quân sự thì chắc khó giảm do còn phải cạnh tranh với các cường quốc khác, đặc biệt là Nga và Trung Quốc.

  • Giáo dục cũng vậy vì nó giúp thúc đẩy GDP lên

  • Nhưng 2 nhóm cuối thì khác...

Did you find this article valuable?

Support MrCoin by becoming a sponsor. Any amount is appreciated!