Trong bài đăng trên Twitter vào đầu năm 2022, Vitalik Buterin, nhà sáng lập của Ethereum, đã điểm lại những dự đoán của mình trong 10 năm qua về sự phát triển của công nghệ Blockchain.
Đây là một bài đăng rất giá trị.
Vitalik không chỉ tóm gọn lại ý nghĩa và xu hướng phát triển của công nghệ blockchain mà còn chia sẻ cởi mở những sai lầm và bài học của mình.
Dưới đây là đoạn dịch của toàn bộ tweet này:
Dự đoán 1
Quá khứ
Vào 2013, tớ đã viết về những lợi ích mà Bitcoin có thể mang lại cho người dân ở các quốc gia như Iran và Argentina. Đó chính là khả năng kết nối toàn cầu và chống lại sự ngăn cấm của các chính quyền, KHÔNG phải là việc Bitcoin có trữ lượng hữu hạn chỉ 21 triệu BTC.
Tớ cũng dự đoán về sự thành công của stablecoins.
Hiện tại
Tuần trước, tớ đã được tới Argentina!
Dự đoán trước đây của tớ hầu như là chính xác. Rất nhiều người biết tới và sử dụng cryptocurrency cũng như stablecoin; thậm chí nhiều doanh nghiệp còn vận hành bằng USDT. Mặc dù vậy, nếu đồng USD gặp nhiều vấn đề hơn thì khả năng mọi người sẽ sử dụng một stablecoin nào đó khác chứ không sử dụng USDT nữa.
Dự đoán 2
Quá khứ
Bitcoin có thể miễn nhiễm khỏi sự kiểm soát của các chính quyền không phải bởi vì Bitcoin nằm ngoài các khung pháp lý hiện hành, mà bởi công nghệ của Bitcoin khiến cho các chính quyền không thể can thiệp vào hoạt động của mạng lưới.
Hiện tại
Ngày hôm nay, tớ vẫn tin tưởng rằng Bitcoin chắc chắn vẫn có thể tồn tại ngay cả trong môi trường pháp lý khắc nghiệt nhất.
Tuy nhiên, Bitcoin sẽ không thể phát triển nếu đa số các chính quyền đều cấm nó. Một chiến lược thành công thực sự đó là kết hợp giữa nền tảng công nghệ vững chắc và sự công nhận của xã hội.
Dự đoán 3
Quá khứ
Tiếp theo là về dự đoán của tớ vào năm 2015 về việc khi nào chúng ta sẽ nâng cấp Ethereum thành một mạng lưới Proof-of-Stake (PoS) và trang bị cho nó công nghệ Sharding.
Thành thực mà nói, những dự đoán này sai be bét :) Tớ sẽ chia sẻ với các bạn một ảnh chụp màn hình của 1 trong những bài thuyết trình tớ làm từ 2015 để mọi người có thể cùng cười vào nó.
Vitalik thời điểm đó đưa ra timeline để triển khai PoS là 6 - 12 tháng. Hiện nay là tháng 1/2022 và chúng ta vẫn chưa hoàn thành việc triển khai PoS cho Ethereum.
Vậy thì đâu là sai lầm dẫn tới dự đoán quá chủ quan trên?
Có lẽ là do tớ đã đánh giá quá thấp sự phức tạp của việc phát triển phần mềm, giữa sự khác biệt của một proof of concept viết bằng Python và một sản phẩm phần mềm thực sự đáng tin cậy để sử dụng. Ngoài ra thì những ý tưởng của tớ năm 2014 cũng quá phức tạp, ví dụ như ý tưởng về hình đa giác với 12 chiều!
Hiện tại
Ngày nay, đội nghiên cứu của Ethereum đề cao sự đơn giản - đơn giản trong thiết kế và đơn giản trong cách triển khai. Chúng tớ đã bỏ bớt sự hoàn hảo để đổi lấy tính khả thi. Ý tưởng của Dankrad về cách thiết kế sharding là một ví dụ cụ thể cho tư duy này:
Dự đoán 4
Quá khứ
Đây là một định hướng thì đúng hơn. Năm 2017 tớ có phát biểu là một mạng lưới tài chính vận hành hoàn toàn trên mạng Internet (internet of money) không nên tiêu tốn quá 5 cents tiền phí của người sử dụng cho mỗi giao dịch.
Hiện tại
Ngày nay, đó vẫn là mục tiêu của chúng tớ. Và đó là lý do tại sao chúng tớ dành nhiều thời gian tới vậy giúp Ethereum có khả năng mở rộng cao (scalability).
Dự đoán 5
(Đây là một khẳng định thì đúng hơn)
Tớ phải khẳng định thêm rằng ý tưởng cốt lõi của công nghệ Sharding vẫn tồn tại và không hề bị thay đổi.
Blockchain 1.0: mỗi node trong mạng lưới sẽ phải tải tất cả dữ liệu xuống; các nodes có cơ chế đồng thuận (consensus) để vận hành phi tập trung mà vẫn đảm bảo tính an ninh
BitTorrent: mỗi node trong mạng lưới chỉ tải một phần dữ liệu xuống (cách này hiệu quả hơn); tuy nhiên các nodes vận hành mà không có cơ chế đồng thuận (consensus)
Lý tưởng nhất là chúng ta có mạng lưới vận hành hiệu quả như BitTorrent và có cơ chế đồng thuận đúng chuẩn blockchain để đảm bảo an ninh.
Những công nghệ cụ thể sẽ cho phép chúng ta xây dựng được một hệ thống như vậy bao gồm committees, ZK-SNARKs và Data Availability Sampling (chi tiết xem tại đây )
Dự đoán 6
Quá khứ
Vào năm 2012, tớ có chút không hài lòng với sự tiêu tốn năng lượng kinh khủng của cơ chế đồng thuận PoW (cơ chế đồng thuận mà Bitcoin và Ethereum vẫn đang sử dụng).
May mắn là sang 2013, tớ đã bắt đầu thấy hứng thú với giải pháp là cơ chế đồng thuận PoS. Sang 2014 thì tớ hoàn toàn được thuyết phục.
Hiện tại
Điều này là một dẫn chứng về sự thay đổi về tư duy mà tớ đã trải qua sau các năm.
Lúc đầu, tớ tư duy kiểu "X là điều chúng ta tin tưởng thì tất cả những gì có lợi cho X phải là đúng đắn".
Sau này, tư duy của tớ chuyển thành "tớ thích X, nhưng X không hoàn hảo và có vẻ Y sẽ giúp giải quyết các vấn đề của X, nên tớ chuyển sang ủng hộ X+Y".
Đó là sự chuyển đổi từ tư duy của một người lính bộ binh sang tư duy của một người linh trinh sát. Rất khuyến nghị các bạn đọc cuốn sách này.
Dự đoán 7
Quá khứ
Đây là một bài viết tớ viết năm 2014 về self-enforcing contracts (một nhóm các hợp đồng thông minh tự thực thi các điều luật lên chính mình).
Về cơ bản là hồi đó tớ cố gắng lập luận để bảo vệ luận điểm là chúng ta nên khiến cho cả xã hội vận hành như một hệ thống có quy tắc cụ thể và chúng ta nên cảm thấy hứng thú với việc đó.
Hiện tại
Sau này, tớ dần nhận ra điểm yếu của mô hình này bằng chính những bài nghiên cứu của tớ về sự cấu kết, collusion (đây và đây).
Vấn đề đối với việc cố gắng biến mọi thứ trở thành một hệ thống chuẩn chỉnh đó là gần như mọi hệ thống chuẩn chỉnh với hơn 2 thành viên đều có thể bị tấn công và không thực sự bền vững.
Dự đoán 8
Quá khứ
Tớ thích altcoins từ trước khi altcoins trở thành hiện tượng (trước đây, những năm mà Bitcoin mới ra đời thì Bitcoin mới là đồng tiền điện tử đáng tin cậy nhất, những đồng tiền khác được coi là các dự án ăn theo, không thực sự có nhiều giá trị).
Đây là một bài viết của tớ từ tháng 9/2013 (2 tháng trước khi Ethereum ra đời).
3 luận điểm cốt lõi cho việc tớ thích altcoins là:
- Mỗi blockchains sẽ được tối ưu cho những mục đích khác nhau
- Chi phí để vận hành nhiều blockchains sẽ thấp
- Chúng ta cần phải có các giải pháp thay thế trong trường hợp một dự án sai lầm/thất bại
Hiện tại
Ngày nay tớ có còn đồng tình với ý kiến này không?
Sự thật là những luận điểm trên đã mất bớt đi sức thuyết phục vì:
- Đang có quá nhiều blockchains (và không phải blockchain nào cũng thực sự cần thiết)
- Các ứng dụng ngày càng trở nên phức tạp nên các cầu nối (bridge) giữa các blockchains đang mang lại nhiều rủi ro
- Chúng ta hoàn toàn có thể thử nghiệm các tính năng mới trên Layer 2 (L2) trước khi triển khai trên blockchain chính (Layer 1 hay gọi tắt là L1)
Mặc dù vậy, tớ nghĩ sẽ có những thứ chúng ta không thể thực hiện trên Layer 2, và vẫn tồn tại nhu cầu cho một số các Layer 1 khác nhau.
Dự đoán 9
Quá khứ
Tớ từng rất lạc quan vào triển vọng của Bitcoin Cash, bởi vì tớ tin vào việc nên tăng độ lớn của mỗi block dữ liệu lên nhằm giảm phí giao dịch.
Hiện tại
Ngày nay tớ phải công nhận là BCH cơ bản là một thất bại. Bài học rút ra của tớ là: một cộng đồng được sinh ra từ sự chống đối, cho dù là vì mục đích tốt, thường sẽ gặp những khó khăn về dài hạn, vì họ thường đề cao sự dũng cảm hơn là năng lực thực tế và họ thường đoàn kết với nhau để phản kháng thay vì để hiện thực hoá một tầm nhìn cụ thể nào đó.
Dự đoán 10
Quá khứ
Những bài đăng này từ 2016 và 2017 cơ bản là đề xuất để ai đó xây dựng Uniswap: đây và đây.
Hiện tại
Rõ ràng là tớ rất tự hào về những đề xuất này.
Mặc dù đây là minh chứng cho thấy tớ thực sự hiểu ý tưởng của việc làm gì đó thật đơn giản cho dù nó không phải giải pháp hoàn hảo, thậm chí hơi "cùi", nhưng hiện tại tớ vẫn đang loay hoay để hoàn thiện thiết kế PoS và Sharding cho Eth2.
Dự đoán 11
Quá khứ
Một số ứng dụng mà tớ đề xuất trong Ethereum whitepaper:
- ERC-20 tokens
- Stablecoin hoạt động bằng thuật toán
- Hệ thống tên miền (giống như ENS)
- Cơ sở dữ liệu và điện toán phi tập trung
- DAO
- Ví và giới hạn rút
- Oracles
- Thị trường đầu cơ/dự đoán
Hiện tại
Rất nhiều ứng dụng trong số này đã trở thành hiện thực (tớ đã dự đoán đúng sự hình thành của DeFi). Mặc dù vậy, cơ sở dữ liệu và điện toán phi tập trung vẫn chưa toả sáng - tớ nghĩ là ngày này sẽ tới.
Và tất nhiên là tớ đã thiếu mất NFTs.
Còn một điều thiếu sót nữa của tớ đó là chi tiết về sự cấu kết (collusion) đối với phương thức quản trị DAO.
Dự đoán 12
Quá khứ
Trong năm 2014, tớ đã viết một bài về stablecoin.
Phần lớn nội dung của bài viết này là để giải đáp câu hỏi liệu chúng ta có thể xây dựng được stablecoins mà không cần oracles không (ví dụ bằng cách sử dụng dữ liệu sinh ra trực tiếp từ blockchain chẳng hạn).
Hiện tại
Tớ cảm thấy triển vọng này ngày càng xa với đặc biệt khi Ethereum đang chuyển sang PoS. Chúng ta sẽ cần phải có oracles. Và nếu chúng ta muốn tạo ra được những stablecoins có thể tồn tại cho dù đồng USD có sụp đổ thì chúng ta sẽ cần phải có hệ thống quản trị hoạt động nhiều hơn.
Kết luận
- Suy nghĩ của tớ trước đây về chính trị và việc tổ chức các tổ chức lớn cho con người còn quá ngây thơ. Tớ đã tập trung quá nhiều vào những mô hình đơn giản với những quy luật cụ thể; tớ chưa lường trước được sự quan trọng của văn hoá và niềm tin của con người. Bây giờ thì tớ đã nhận ra điều này.
- Tớ nhận ra rằng việc X sai không đồng nghĩa với việc bất kỳ mọi cố gắng nổi loạn chống lại X nào cũng sẽ thành công.
- Về mặt công nghệ, tớ thường đúng về những ý tưởng trừu tượng nhiều hơn là những vấn đề trong việc phát triển phần mềm. Tớ sẽ cần cải thiện điều này.
- Càng ngày tớ càng hiểu được tầm quan trọng của 2 từ đơn giản.